Lịch sử Kolkata

Bài chi tiết: Lịch sử Kolkata

Sự phát hiện Chandraketugarh,[4] một địa điểm khảo cổ gần đó, đã cung cấp bằng chứng rằng khu vực này đã có con người định cư hơn hai thiên niên kỷ.[5] Lịch sử được ghi chép của thành phố tuy nhiên lại bắt đầu với việc Công ty Đông Ấn Anh đến đây vào năm 1690, khi công ty này đã củng cố việc kinh doanh mậu dịch ở Bengal. Job Charnock, một người quản lý công ty cuối cùng đã định cư ở Sutanuti sau khi đã xâm lược hết vương quốc Hijli, và ông đã về mặt truyền thống được tin là người thành lập thành phố này, tuy nhiên gần đây các chuyên gia đã tán thành quan điểm rằng Job Charnock không phải là người sáng lập thành phố này.[6] Năm 1699, người Anh đã hoàn tất việc xây dựng Pháo đài William, được sử dụng để đóng quân và làm một căn cứ ở khu vực. Kolkata (sau này là Calcutta) đã được công bố là một Thành phố Quận (Presidency City), và sau này đã trở thành thủ phủ của Quận Bengal (Bengal Presidency). Thường xuyên giao tranh với các lực lượng của Pháp, năm 1756 người Anh bắt đầu nâng cấp các công sự của mình. Khi các cuộc phản đối chống lại sự quân sự hóa Nawab of Bengal Siraj-Ud-Daulah đã không được ai chú ý đến, ông ta đã tấn công và chiếm giữ được Pháo đài William dẫn đến sự kiện Hố Đen tai tiếng. Một lực lượng sepoy (lính Ấn Độ trong quân đội Anh) và các đội quân Anh do Robert Clive lãnh đạo đã tái chiếm lại thành phố trong năm sau. Kolkata đã được chỉ định là thủ đô của Ấn Độ thuộc Anh năm 1772. Chính trong thời kỳ này các đầm lầy xung quanh thành phố đã được làm khô và khu chính quyền đã được bố trí dọc theo hai bên bờ sông Hooghly. Richard Wellesley, Toàn quyền trong thời kỳ 1797 – 1805, là người mang đến sự tăng trưởng của thành phố và kiến trúc công cộng của nó, những điều đã dẫn đến thành phố Kolkata miêu tả là "Thành phố của các lâu đài". Thành phố này là một trung tâm buôn bán nha phiến của Công ty Đông Ấn Anh trong thế kỷ 18 và 18; thuốc phiện được sản xuất ở địa phương đã được bán đấu giá tại Kolkata để đưa lên tàu biển chở đến Trung Quốc.

Đến đầu thế kỷ 19, Kolkata đã được chia ra hai khu vực riêng biệt — một khu là người Anh, khu kia và người Ấn Độ, gọi là 'Phố Đen'. Thậm chí lúc đó, sự nghèo khó của các khu phố tồi tài 'Phố Đen' đã bị xem là gây sốc. Thành phố đã trải qua sự tăng trưởng công nghiệp nhanh chóng từ thập niên 1850, đặc biệt là các ngành dệt may và đay; điều này đã dẫn đến một sự đầu tư quy mô lớn của chính phủ Anh vào các dự án hạ tầng cơ sở như đường bộ, đường sắt, điện tín. Sự liên kết giữa nền văn hóa Anh và Ấn Độ đã dẫn đến sự nổi lên của một tầng lớp Babu những người Ấn Độ thành thị mà thành phần của nó thường là các quan chức nhà nước, các tờ báo của giới học thức, là những người thân Anh và thường thuộc đẳng cấp thượng lưu của các cộng đồng người Hindu.[7] Suốt thế kỷ 19, một cuộc đổi mới văn hóa-xã hội, thường được gọi là Phục Hưng Bengal đã dẫn đến một sự nâng cao trình độ mọi mặt của người dân. Năm 1883, Surendranath Banerjea đã tổ chức một hội nghị dân tộc — kiểu hội nghị đầu tiên thuộc loại này trong thế kỷ 19 ở Ấn Độ. Dần dần Kolkata đã trở thành một trung tâm của phong trào độc lập Ấn Độ, đặc biệt là các tổ chức cách mạng. Sự chia cắt Bengal (1905) về các khu vực cộng đồng đã dẫn đến một sự công khai phản đối rộng khắp và sự tẩy chay hàng hóa Anh (phong trào Swadeshi).

Cảng Kolkata năm 1945. Đây là một quân cảng quan trọng trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Những hoạt động này, cùng với vị trí bất lợi về hành chính của Kolkata ở rìa phía Đông của Ấn Độ đã thúc dục người Anh chuyển thủ đô đến New Delhi năm 1911. Cảng của thành phố đã bị đánh bom hai lần bởi người Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ 2.[8] Do các kho lương thực đã được chuyển sang nuôi quân Đồng Minh, hàng triệu người đã chết đói trong Nạn đói Bengal năm 1943.[9] Năm 1946, các yêu cầu thành lập một nhà nước Hồi giáo đã dẫn đến một cuộc bạo động công cộng quy mô lớn của những người Hồi giáo dẫn đến cái chết của hơn 2000 người.[10] Việc chia cắt Ấn Độ cũng tạo ra bạo động căng thẳng và một sự chuyển dịch cơ cấu dân số - một số lượng lớn người theo đạo Hồi đã rời đến Đông Pakistan, còn hàng trăm ngàn người Hindu chuyển vào thành phố.[11]

Trong thập niên 1960 và 1970, tình trạng thiếu điện nghiêm trọng, biểu tình và một phong trào chủ nghĩa Marx-Mao bạo động; Naxalite — đã phá hủy nhiều hạ tầng của thành phố, dẫn đến một sự đình đốn kinh tế. Năm 1971, chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan đã dẫn đến một làn sóng dân tị nạn đổ vào Kolkata gây nên một sự căng thẳng lên hạ tầng của thành phố.[12] Trong thập niên 1980, Mumbai đã qua mặt Kolkata để trở thành thành phố đông dân nhất Ấn Độ. Kolkata đã là một căn cứ mạnh của chủ nghĩa cộng sản Ấn Độ do Tây Bengal đã được cai trị bởi Mặt trận Cánh tả do CPI(M) chi phối trong 3 thập niên đến nay; chính quyền Cộng sản được bầu chọn dân chủ cầm quyền lâu nhất thế giới.[13][14] Sự phục hồi kinh tế của thành phố đã lấy được đà sau cải cách kinh tế ở Ấn Độ được chính quyền trung ương mở đầu giữa thập niên 1990. Từ năm 2000, dịch vụ công nghệ thông tin đã hồi sinh nền kinh tế đình đốn của thành phố. Thành phố này cũng trải qua một sự tăng trưởng trong lĩnh vực chế tạo trong thời gian gần đây.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kolkata ftp://ftp.atdd.noaa.gov/pub/GCOS/WMO-Normals/RA-II... http://www.ess.co.at/GAIA/CASES/IND/CAL/CALmain.ht... http://amsglossary.allenpress.com/glossary/search?... http://www.calcuttaweb.com/history.shtml http://www.cse-india.com/cse_factbook.htm http://www.globalwebpost.com/farooqm/study_res/suh... http://www.indian-elections.com/assembly-elections... http://www.kolkatamycity.com/about_kmc_overview.as... http://www.nybooks.com/shop/product-file/61/thea26... http://www.telegraphindia.com/1030115/asp/frontpag...